Loại đề tài
Đề tài cấp cơ sở
Chủ nhiệm đề tài
Ths. Nguyễn Thị Xuân
Thời gian thực hiện
Năm 2023
Tổ chức chủ trì đề tài
Viện Xã hội học
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu về tình hình tảo hôn ở phụ nữ dân tộc thiểu số tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc tảo hôn của phụ nữ dân tộc thiểu số ở khu vực này.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Tiếp đến, phương pháp phân tích số liệu là một phương pháp quan trọng trong đề tài này. Đề tài đã sử dụng bộ số liệu Điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, đề tài phân tích số liệu có sẵn được công bố từ báo cáo toàn bộ của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và báo cáo điều tra biến động dân số và nhà ở năm 2021 để thấy được sử thay đổi tình trạng tảo hôn tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc theo thời gian. Cuối cùng, để tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu để tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến nạn tảo hôn.
Tóm tắt kết quả/phát hiện chính của đề tài
Đề tài đã phân tích thực trạng và các yêu tố ảnh hưởng đến tình trạng tảo hôn của phụ nữ dân tộc thiểu số khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Các phân tích tập trung làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố nhóm tuổi, học vấn,khu vực, dân tộc. Đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn còn cao của phụ nữ dân tộc thiểu số khu vực trung du và miền núi phía Bắc như như muốn kết hôn vì tình yêu, kết hôn vì các bạn cùng lứa tuổi đã kết hôn, kết hôn vì có thai ngoài ý muốn. Đồng thời, phân tích và chỉ ra các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực ảnh hưởng đến tình trạng tảo hôn của phụ nữ dân tộc thiểu số. Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng tích cực làm giảm thiểu nạn tảo hôn của phụ nữ dân tộc thiểu số như di cư, yếu tố dựa vào trưởng các dòng họ, hương ước của dòng họ, các yếu tố liên quan đến nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Các yếu tố tiêu cực làm tăng nguy cơ tảo hôn như phong tục tập quán lấy vợ lấy chồng sớm của người dân tộc thiểu số, sự thiếu hụt lao động trong gia đình, hoàn cảnh gia đình có bố mẹ ly hôn, hủ tục kéo vợ, quan niệm lấy chồng sau tuổi 18 là ế và có vấn đề, vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em dân tộc thiểu số...
Từ kết quả phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp hi vọng có thể cải thiện tình trạng tảo hôn của phụ nữ dân tộc thiểu số khu vực trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn tới.
Khuyến nghị (nếu có)
Các tin cũ hơn.............................
Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc gia "Cơ cấu xã hội nông thôn Việt Nam: Thực trạng và xu hướng biến đổi" nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Xã hội học, hướng tới kỉ niệm 70 năm thành lập Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam