Tóm tắt kết quả đề tài cấp bộ :Vai trò của văn hóa cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông hiện nay
03/12/2024
Loại đề tài:
|
Đề tài cấp Bộ
|
Chủ nhiệm đề tài:
|
ThS. NCVC. Phan Đức Nam
|
Thời gian thực hiện:
|
từ tháng 11/2023 đến tháng 10/2024
|
Tổ chức chủ trì:
|
Viện Xã hội học
|
Mục tiêu nghiên cứu:
|
Nghiên cứu nhận diện vai trò và các yếu tố chi phối các giá trị văn hóa cộng đồng tiêu biểu đang hiện hữu trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông đối với xây dựng nông thôn mới hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp giữ gìn và phát huy vai trò của các giá trị văn hóa cộng đồng tiêu biểu tích cực, giảm thiểu tính tiêu cực nhằm phục vụ xây dựng nông thôn mới bền vững và đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội ở Đắk Nông giai đoạn 2025-2030.
|
Phương pháp
nghiên cứu:
|
-Phương pháp phân tích và tổng quan các số liệu, tài liệu có sẵn. Bao gồm: Các văn bản chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa cộng đồng, các nghiên cứu đã có gần đây ở trong nước và quốc tế về chủ đề nghiên cứu, các số liệu thống kê, tài liệu, báo cáo trung ương và địa phương khảo sát liên quan đến đề tài.
-Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu cán bộ chính quyền, đại diện thôn và người dân.
-
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn bằng bảng hỏi của điều tra chọn mẫu. Cỡ mẫu là 720 người dân, được chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống tại 6 xã có tỷ lệ trên 15% đồng bào DTTS được chọn khảo sát tại 3 huyện thuộc tỉnh Đắk Nông. Trong 6 xã được khảo sát có 3 xã chưa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
|
Tóm tắt kết quả/
phát hiện chính:
|
-
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong đời sống tinh thần, tâm thức, nhận thức của cộng đồng DTTS ở Đắk Nông hiện nay, các giá trị văn hóa cộng đồng vẫn hiện hữu rõ nét. Các tộc người thiểu số ở Đắk Nông hiện nay vẫn rất coi trọng các giá trị liên kết, đoàn kết và tự quản cộng đồng. Các giá trị truyền thống như sự tự quản, đoàn kết, sự chia sẻ, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, trợ giúp cộng đồng, bảo vệ an ninh trật tự và môi trường vẫn tiếp tục được đa số cộng đồng DTTS ngày nay coi trọng, gìn giữ và phát huy.
-
Phát huy tính cộng đồng hay giá trị liên kết, đoàn kết và tinh thần tự chủ, tự quản vốn là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của cộng đồng các DTTS ở Đắk Nông, là cơ sở để duy trì mối quan hệ gắn bó bền chặt giữa các thành viên trong buôn làng. Vì thế, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này của cần tiếp tục duy trì và phát huy trong cộng đồng DTTS ở Đắk Nông hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng NTM.
-
Kết quả khảo sát cũng cho thấy vai trò của các giá trị văn hóa cộng đồng trong trong xây dựng NTM ở địa phương, đặc biệt ở cộng đồng DTTS di cư, các hộ gia đình khá giả. Các giá trị văn hóa cộng đồng tiêu biểu như tự chủ, tự quản; liên kết và đoàn kết đã tác động tích cực đến quá trình xây dựng NTM ở Đắk Nông thông qua việc phát huy vai trò huy động cộng đồng vùng DTTS tham gia thực hiện các tiêu chí NTM trên các lĩnh vực kinh tế, môi trường, an sinh xã hội và an ninh trật tự cộng đồng. Tại hầu hết các địa phương, đa số người dân tham gia liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất, tham gia vào các phong trào phát triển kinh tế, trợ giúp cộng đồng, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương. Một trong những biểu hiện của tính cộng đồng là tính tự quản làng xã đã được khơi dậy và phát huy, tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM, như các phong trào cộng đồng tham gia các mô hình về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trợ giúp cộng đồng,…
-
Tuy nhiên, văn hóa cộng đồng truyền thống cũng bộc lộ những hạn chế khi nhìn nó như là cơ sở và động lực của sự phát triển. Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực vẫn có những khía cạnh tiêu cực, hạn chế của văn hóa cộng đồng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM ở vùng DTTS tỉnh Đắk Nông. Đó là tính cục bộ, khép kín, mâu thuẫn trong cộng đồng DTTS. Các yếu tố này gây cản trở, khó khăn cho sự phát triển bền vững nông thôn nói chung và quá trình xây dựng NTM nói riêng ở vùng DTTS của tỉnh. Điều đó đặt ra vấn đề là cần có các giải pháp hạn chế tính tiêu cực của các giá trị văn hóa cộng đồng đối với quá trình xây dựng NTM, sự phát triển bền vững vùng DTTS. Các giải pháp hạn chế tính tiêu cực của nó, trong thực tiễn không đồng nghĩa với việc loại bỏ các giá trị văn hóa cộng đồng đó, mà cần phát huy, thúc đẩy mạnh mẽ hơn các yếu tố tích cực của các các giá trị này. Chẳng hạn như khai thác tính tự quản cộng đồng trong mối liên hệ rộng hơn, từ buôn làng mở rộng ra xã, huyện, tỉnh, không nên gạt bỏ tính tự quản trong sự phát triển bền vững của đời sống xã hội hiện nay ở các buôn làng của cộng đồng DTTS ở Đắk Nông.
-
Những tác động của các chủ thể cộng đồng như gia đình, dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản,...), các hội, nhóm tự nguyện, hệ thống chính quyền cơ sở,... là những yếu tố có tác động đến các giá trị văn hóa cộng đồng tiêu biểu. Những tác động đó được nhìn nhận cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường, an ninh trật tự, trợ giúp cộng đồng. Tuy nhiên, các nhân vật có uy tín trong cộng đồng và các yếu tố dòng họ, gia đình chưa thực sự phát huy được vai trò nó trong xây dựng NTM ở vùng DTTS. Hoạt động của chính quyền cấp cơ sở vẫn tồn tại những hạn chế nhất định và chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân. Điều này đặt ra vấn đề là cần có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của từng nhóm chủ thể trong việc phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng tiêu biểu trong xây dựng NTM vùng DTTS.
|
Khuyến nghị:
|
Những giải pháp đề xuất dựa trên bằng chứng khoa học đóng góp vào các chính sách về phát triển văn hóa cộng đồng trong bối cảnh đất nước hội nhập. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị về phát huy vai trò các giá trị văn hóa cộng đồng trong thực hiện Chương trình Nông thôn mới ở vùng DTTS tỉnh Đắk Nông nhằm thúc đẩy việc đạt được các tiêu chí nông thôn mới, và hướng tới thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
-
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và quan tâm hơn nữa đến giáo dục các giá trị văn hóa cộng đồng của địa phương trong môi trường nhà trường và cộng đồng để nâng cao nhận thức, niềm tự hào của mỗi người dân và cộng đồng.
-
Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết của TW, Đảng bộ tỉnh, huyện, xã về phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các nguồn lực phản ánh tính cộng đồng của mỗi địa phương trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đắk Nông.
-
Tiếp tục hoàn thiện về cơ chế, chính sách hướng đến phát huy, tối ưu hóa giá trị văn hóa cộng đồng tiêu biểu của mỗi dân tộc phục vụ phát triển địa phương.
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng trong việc khai thác và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng tiêu biểu phục vụ hiệu quả xây dựng nông thôn mới.
-
Phát huy vai trò của già làng, người uy tín trong lưu truyền và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc vào phục vụ hiệu quả xây dựng nông thôn mới.
-
Nhanh chóng phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng đường sá và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, mạng viễn thông để mở rộng kết nối sản xuất, kinh doanh và kết nối sản phẩm văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng.
-
Mỗi người dân, cộng đồng dân tộc cần tiếp tục tinh thần tự chủ, tự hào về quê hương, đồng thuận, liên kết hợp tác và khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
-
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.
|
Các tin cũ hơn.............................
|
|