Loại đề tài:
Cấp cơ sở
Chủ nhiệm đề tài:
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hà
Thời gian thực hiện:
01/2024-12/2024
Tổ chức chủ trì:
Viện Xã hội học
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu nhận thức, thái độ và sự chuẩn bị của sinh viên về các kỹ năng cần thiết, xác định một số yếu tố tác động, nêu khuyến nghị qua đó góp phần giúp sinh viên có được sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân trước khi gia nhập thị trường lao động.
Phương pháp
nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tài liệu tham khảo chủ yếu là sách, các bài báo, báo cáo khoa học ở trong nước và quốc tế có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
+ Phương pháp khảo sát định lượng: Khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến 352 sinh viên năm cuối (năm 3 và 4), chuyên ngành kinh doanh và quản lý đang theo học tại 4 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (gồm: Đại học Công đoàn, Đại học Lao động-Xã hội, Đại học ngoại thương và Học viện Tài chính). Các thông tin dữ liệu thu thập được tổng hợp, xử lý và phân tích trên phần mềm thống kê SPSS.
Tóm tắt kết quả/
phát hiện chính:
Từ các kết quả tổng hợp và khảo sát của đề tài cho thấy đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của sinh viên đối với vấn đề kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên nói chung và sinh viên nhóm ngành Kinh doanh-Quản lý nói riêng hiện nay đều đánh giá cao mức độ quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp (bao gồm kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm và kỹ năng tin học – ngoại ngữ). Bản thân các sinh viên đều nhận thức và ý thức rất rõ được vai trò cũng như sự cần thiết của các kỹ năng này đối với cơ hội việc làm trong tương lai. Mặc dù vậy phần lớn sinh viên trong khảo sát đánh giá năng lực, trình độ các kỹ năng nghề nghiệp của mình mới đạt được ở mức Trung bình-Khá, tỷ lệ sinh viên đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng nghề nghiệp của mình ở mức Tốt vẫn còn rất khiêm tốn (chỉ khoảng từ 15%-21%). Nhìn chung sinh viên đã có ý thức chuẩn bị về các kỹ năng cần thiết cho bản thân trước khi ra trường tham gia vào thị trường lao động bằng cách tham gia vào các chương trình, hoạt động hỗ trợ nâng cao kỹ năng trình độ của bản thân song mức độ thường xuyên tham gia thì chưa cao, trung bình chỉ có khoảng 30% sinh viên thường xuyên tham gia vào các hoạt động này.
Trên thực tế có rất nhiều các yếu tố tác động đến quan điểm, nhận thức của sinh viên về các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm chương trình đào tạo, kinh nghiệm thực tế, sự hỗ trợ từ giảng viên và các chuyên gia, yêu cầu của thị trường lao động, các yếu tố xã hội và cá nhân. Để chuẩn bị tốt cho nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên cần chủ động tích lũy kiến thức, trải nghiệm và phát triển kỹ năng nghề nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời không ngừng nâng cao nhận thức về những kỹ năng cần thiết trong thị trường lao động.
Khuyến nghị (nếu có)
Các tin cũ hơn.............................
Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc gia "Cơ cấu xã hội nông thôn Việt Nam: Thực trạng và xu hướng biến đổi" nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Xã hội học, hướng tới kỉ niệm 70 năm thành lập Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam