Tớm tắt kết quả đề tài“Tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi nghèo ở một xã thuộc Đồng bằng sông Hồng

12/10/2023

Loại đề tài:

Đề tài cấp cơ sở

Chủ nhiệm:

ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh

Thời gian thực hiện:

1/2022 – 12/2022

Tổ chức chủ trì:

Viện Xã hội học

Mục tiêu

nghiên cứu:

Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng liên ngành: Văn hóa, thể chế, chính sách… để giải thích cho việc tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi nghèo; Tiếp cận về cơ cấu, cấu trúc, chức năng, hành vi trong xã hội học để giải thích cho hành vi tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi nghèo ở nông thôn. Nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung tìm hiểu những vấn đề sau: (i) Đặc điểm xã hội của người cao tuổi ở nông thôn; (iii) Thực trạng tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi nghèo ở nông thôn; (iiii) Một số yếu tố chi phối  việc tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi nghèo ở nông thôn. Đề tài sẽ phân tích kết quả từ các báo cáo, kết hợp phỏng vấn định tính, qua đó hy vọng kết quả sẽ gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo sau này về người cao tuổi. Đồng thời gợi ý một số giải pháp giúp nâng cao việc chăm sóc người cao tuổi ở khu vực nông thôn, đặc biệt là nhóm người cao tuổi nghèo.

Phương pháp

nghiên cứu:

Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng 2 phương pháp thu thập thông tin chính là phương pháp phân tích tài liệu có sẵn và phương pháp phỏng vấn sâu. Cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra các thông tin cần thiết, có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài phân tích các công trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các kết quả phân tích tài liệu có sẵn cho thấy được thực trạng tham gia xã hội của NCT nói chung và NCT nghèo nói riêng. Cũng thông qua đó, tác giả rút ra được những thành tựu mà các công trình nghiên cứu đi trước đã có. Đồng thời tìm ra vấn đề mới, hướng nghiên cứu mới cho chủ đề đã lựa chọn.

Phương pháp phỏng vấn sâu: đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 15 trường hợp người cao tuổi nghèo (độ tuổi từ 60 trở lên) tại địa bàn  xã Yên Thường, huyện Gia Lâm và 2 trường hợp là cán bộ địa phương/hội nhóm để phân tích và tìm hiểu thực trạng cũng như các yếu tố chi phối đến việc tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi nghèo ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng.

Tóm tắt kết quả/

phát hiện chính:

Các hoạt động tham gia xã hội của người cao tuổi nghèo ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội tương đối đa dạng. Người cao tuổi (NCT) tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, tự tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Cùng với đó, người cao tuổi nghèo còn tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ và giữ gìn vệ sinh môi trường ở địa phương. Việc tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường sẽ giúp NCT nghèo cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, gắn kết hơn với cộng đồng, bạn bè. Những hoạt động này thường được các tổ chức chính trị xã hội tổ chức cho NCT tham gia. Có thể thấy, việc tổ chức các câu lạc bộ NCT, CLB dưỡng sinh… sẽ đem lại cho NCT sức khỏe tốt hơn song hình thức này còn hạn chế và bị chi phối nhiều bởi kinh phí hoạt động hạn hẹp và đối tượng tổ chức.

Yếu tố tuổi tác và sức khỏe ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động xã hội của NCT nghèo tại khu vực nông thôn. Những người cao tuổi nghèo từ 80 tuổi trở lên ít tham gia các hoạt động xã hội hơn người cao tuổi ở nhóm tuổi 60-69 và 70-79. Người cao tuổi nghèo có sức khỏe yếu thường có ít cơ hội tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa – văn nghệ và vệ sinh môi trường. Mặc dù không tham gia được các hoạt động luyện tập thể dục thể thao, người cao tuổi nghèo có tuổi cao, sức khỏe yếu vẫn tự luyện tập các bài tập đơn giản tại nhà hoặc bầu bạn với hàng xóm để giảm buồn chán, mệt mỏi.

Yếu tố kinh tế và nghề nghiệp hiện tại ảnh hưởng đến việc tham gia xã hội của người cao tuổi nghèo tại khu vực nông thôn. Mặc dù bản thân người cao tuổi nghèo vẫn mong muốn tham gia vào các hoạt động xã hội trong cộng đồng dân cư nhưng do công việc phải làm trong thời gian dài, bản thân người cao tuổi nghèo mắc một số bệnh mãn tính. Vì vậy, việc tham gia các hoạt động xã hội của người cao tuổi nghèo bị hạn chế hơn so với nhóm người cao tuổi nói chung trong cộng đồng.

Đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến việc tham gia xã hội của người cao tuổi nghèo ở xã Yên Thường. Trong đại dịch, do thực thi các hoạt động giãn cách xã hội nên người cao tuổi nghèo tại xã Yên Thường không thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa- văn nghệ, vệ sinh môi trường. Đồng thời, Tâm lý e ngại, ti tự trở thành một rào cản trong việc tham gia xã hội của NCT nghèo tại xã Yên Thường. Chính vì vậy, Hội Người cao tuổi cần có những buổi động viên tinh thần, khích lệ NCT nghèo tham gia vào các hoạt động xã hội mà bản thân họ yêu thích. Đồng thời, cử NCT đến giúp đỡ, hướng dẫn NCT nghèo để theo kịp với hoạt động của các câu lạc bộ, các hội. Điều này khiến NCT nghèo tự tin hơn trong việc tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

Các tin cũ hơn.............................

    Nội dung đang được cập nhật