Tớm tắt kết quả đề tài“Giá trị con cái trong các gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh”

12/10/2023

Loại đề tài:

Cấp cơ sở

Chủ nhiệm:

TS. Nguyễn Như Trang

Thời gian thực hiện:

Tháng 1 – tháng 12 năm 2022

Tổ chức chủ trì:

Viện Xã hội học

Mục tiêu

nghiên cứu:

Phân tích giá trị của con cái đối với hạnh phúc của các gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các nhóm tiêu chí cụ thể:

Giá trị về số con

Giá trị về sự hiếu thảo của con cái

Giá trị về sự đùm bọc và yêu thương nhau của các con

Giá trị con cái sống chung với cha mẹ già

Từ đó, nêu lên một số nhận xét về xu hướng biến đổi giá trị con cái trong đời sống gia đình hiện đại từ góc nhìn hạnh phúc gia đình.

Phương pháp

nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thứ cấp

Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở TPHCM hiện nay” do Viện Xã hội học thực hiện ở TPHCM năm 2020. Cuộc điều tra khảo sát chọn mẫu 800 hộ gia đình tại 10 phường/xã thuộc 5 quận/huyện. Phương pháp chọn mẫu phân tầng đa gia đoạn được áp dụng để đảm bảo tính khách quan, nâng cao tính đại diện và giảm sai số. Đề tài gốc xây dựng gồm 33 giá trị nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình. Trong đó có các giá trị cụ về con cái:

                       Giá trị về số con

Giá trị về sự hiếu thảo của con cái

Giá trị về sự đùm bọc và yêu thương nhau của các con

Giá trị con cái sống chung với cha mẹ già

Đề tài phân tích các giá trị trên theo các biến độc lập, ngoài ra đề tài sử dụng thêm phương pháp phân tích tương quan hạng Spearman để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến. Từ đó cho phép nhận diện các giá trị của con cái, sự quan trọng của con cái đối với hạnh phúc của các gia đình ở TP HCM hiện nay.

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia (PVS)

Đề tài sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia bằng cách thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan như gia đình, dân số, các chuyên gia về hoạch định chính sách dân số và gia đình Việt Nam

Tóm tắt kết quả/

phát hiện chính:

 

1. Giá trị về số con

Số con có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn đối với hạnh phúc gia đình. Kết quả phân tích cho thấy mô hình gia đình 2 con vẫn là mô hình mà nhiều gia đình mong muốn, phù hợp với chính sách dân số của Đảng và Nhà nước trong suốt những năm qua.

Có khoảng trống rất rõ ràng giữa số con thực tế (1,39), số con được cho là hợp lý (2,01) và số con mà các gia đình mong muốn  (2,36). Nguyên nhân dẫn đến khoảng trống này là yếu tố kinh tế, là yếu tố lớn nhất quyết định việc sinh thêm con (72,4%). Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số con thực tế ít hơn nhiều so với số con mong muốn đối với hạnh phúc gia đình.

2. Giá trị của sự hiếu thảo, sự yêu thương đùm bọc nhau của các con

Đây là những giá trị thuộc lĩnh vực các mối quan hệ gia đình và xã hội, là những giá trị cốt lõi bên trong gia đình. Những giá trị này nhận được sự hài lòng với tỷ lệ lựa chọn khá cao: 88% gia đình hài lòng với sự hiếu thảo của con cái trong gia đình, 88,9% hài lòng với sự yêu thương và đùm bọc lẫn nhau của các con. Khi các giá trị cốt lõi bên trong nhận được sự hài lòng cao có nghĩa là các mối quan hệ bên trong gia đình có mối liên hệ bền chặt, sẽ là tiền đề tốt có tình bền vững đối với hạnh phúc gia đình.

Hai giá trị này tiếp tục có hệ số tương quan mạnh nhất trong tập hợp các giá trị tạo nên hạnh phúc gia đình trong cùng lĩnh vực (-0.352 và -0.294). Các giá trị này đều thuộc quan hệ cốt lõi bên trong gia đình, là các giá trị được xác định quan trọng và có tính quyết định đối với hạnh phúc gia đình.

3. Giá trị con cái sống chung với cha mẹ khi về già

Phân tích mức độ hài lòng của các gia đình đối với giá trị con cái sống chung với cha mẹ khi về già cho thấy mức độ hài lòng khá cao. Mức độ hài lòng không chỉ cao mà còn tương đương nhau. Điều này cho thấy rằng quan điểm của các gia đình đối với giá trị này là gần như giống nhau, tương đồng với nhau. Mức độ hài lòng cao ở gia đình ba thế hệ (88,4%) cho thấy rõ xu hướng của gia đình ở TP Hồ Chí Minh là muốn con cháu sống cùng cha mẹ già như mô hình gia đình truyền thống trước đây.

Phân tích tương quan Spearman giữa điểm số hạnh phúc của lĩnh vực đời sống tinh thần của gia đình (7,56 điểm) với giá trị con cái sống cùng với cha mẹ khi về già có giá trị tuyệt đối cao nhất, có mối tương quan mạnh nhất với điểm hạnh phúc, tiệm cận nhất với điểm hạnh phúc. Như vậy có thể khẳng định nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình, nhất là đối với những gia đình có bố mẹ già thì con cái sống cùng là một giá trị quan trọng mà các gia đình luôn mong muốn, các bố mẹ già luôn mong muốn.

4. Xu hướng biến đổi giá trị con cái

-  Xu hướng biến đổi từ số con sang chất lượng của đứa con

  • Xu hướng sinh số con phù hợp với điều kiện gia đình

-  Xu hướng bảo lưu giá trị hiếu thảo nhưng biến đổi ở mức độ và cách thức biểu hiện

-  Xu hướng cá nhân hóa trong gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống

Khuyến nghị:

  • Thực hiện các chính sách phát triển xã hội nhằm đảm bảo và thúc đẩy nâng cao hạnh phúc gia đình, trước hết là phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống trong đời sống gia đình hiện đại. Sự tiếp nối giá trị truyền thống và thu nhận giá trị hiện đại làm cho hạnh phúc gia đình liền mạch, không bị đứt gẫy.
  • Trong bối cảnh giảm sinh đáng báo động ở TPHCM hiện nay, cần ban hành chính sách khuyến khích sinh đẻ nhằm ngăn chặn mức độ giảm sinh, già hóa dân số, tăng mức sinh để đạt mức sinh thay thế.

 

Các tin cũ hơn.............................

    Nội dung đang được cập nhật