Phương pháp
nghiên cứu
|
-
Phương pháp phân tích tài liệu: Sưu tầm, đọc, xử lý và hệ thống lại toàn bộ kết quả nghiên cứu, báo cáo có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
-
Phương pháp phân tích báo chí: Qua nghiên cứu một số tờ báo trên mạng (dantri.vn, vnexpress…) và mạng xã hội (facebook) liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
-
Phương pháp điêu tra trên internet
Thăm dò DLXH trực tuyến thông qua tài khoản mạng xã hội (sử dụng phần mềm thống kê trực tuyến SMCC)
Phân tích thông điệp DLXH (Big Data – AI – Machine Learning): 76 triệu tài khoản Fb, 3500 đầu báo, hàng ngàn diễn đàn, hội nhóm trực tuyến, Youtube)
-
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi online
|
Tóm tắt
kết quả/phát hiện chính của đề tài
|
Người dân hiện nay đều có sự quan tâm về thực trạng của các hành vi bạo lực đối với người cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục hiện nay. Lượng thăm dò dư luận xã hội về vấn đề này trong năm nay tương đối nhiều, và chủ yếu là từ người dùng và các tin tức báo chí đưa tin. Cụ thể, hành vi tiếp cận nguồn thông tin về các hành vi bạo lực với cán bộ y tế, giáo dục phần lớn là thông qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông như sách, báo, tivi… (khoảng 85%). Có thể thấy việc tìm thông tin và tiếp nhận thông tin đã có tính chủ động, chủ yếu là tự tìm hiểu. Tuy nhiên việc này có thể đem lại thông tin một chiều, những người tiếp cận thông tin có thể bị dẫn dắt bởi dư luận một cách có định hướng.
Trong hành vi thăm dò dư luận về các hành vi bạo lực đối với cán bộ y tế, giáo dục, quan điểm được người dân đề cập tới chủ yếu là đề cập mang tính tiêu cực (gần 60% là đề cập tiêu cực), tuy nhiên cũng có một số ý kiến mang sắc thái tích cực (3.8%). Bên cạnh đó, yếu tố thuận tiện trong tiếp cận thông tin mạng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi thăm dò dư luận và đưa ra ý kiến của bản thân. Tuy nhiên cùng đi với yếu tố này cần tới khả năng tìm kiếm thông tin chính xác, có độ tin cậy. Từ đó, nhiều người dân chưa được tiếp cận thông tin một cách chính xác, dẫn tới việc nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực y tế, giáo dục dễ bị dẫn dắt theo số đông. Vì vậy để để giảm các định kiến xấu về ngành y tế, giáo dục đầu tiên cần tuyên truyền tốt hơn những mặt tốt, những tích cực trong phát triển y tế, giáo dục hiện nay nói riêng và ngành y, ngành giáo nói chung.
Cuối cùng, người dân vẫn chỉ đang có xu hướng thể hiện ý kiến thông qua các phương tiện công nghệ thông tin như Internet (thông qua MXH), chủ yếu là phản ánh ý kiến bản thông thông qua các tương tác hay bình luận bài viết, còn số lượng những bài viết thể hiện quan điểm còn ít. Tuy nhiên, mọi người vẫn có xu hướng mong muốn những ý kiến bản thân hay ý kiến thảo luận chung được đề xuất và giải quyết thông qua các cơ quan chức năng. Tuy nhiên thực trạng bạo hành y tế, giáo dục tại Việt Nam vẫn cho thấy, các hành vi bạo lực đối với người cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục vẫn chưa có xu hướng giảm, điều này một phần tạo áp lực lên các y, bác sĩ/cán bộ y tế, thầy cô giáo, cán bộ giáo dục hiện nay, vì vậy số lượng nhân viên y tế, giáo dục tại các cơ sở y tế, giáo dục công càng giảm, có xu hướng chuyển sang các bệnh viện tư nhân, cơ sở giáo dục tư nhân (do chính sách và chế độ đãi ngộ tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ nguy hiểm do bạo hành y tế, giáo dục). Điều này cũng báo động việc thiếu nhân lực y tế, giáo dục trầm trọng tại các bệnh viện, trường học, cơ sở y tế, giáo dục công. Vì vậy cần có các điều chỉnh chính sách, chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với nhân viên y tế, giáo dục tại các cơ sở y tế, giáo dục công hiện nay. Đồng thời xây dựng một môi trường y tế, giáo dục an toàn hơn cho cả nhân viên y tế, giáo dục cũng như người nhà học sinh, bệnh nhân.
|