Tóm tắt kết quả đề tài cơ sở 2018 "Phát triển dịch vụ An sinh xã hội vùng ven đô Hà Nội"

23/12/2021

Chủ nhiệm

đề tài

TS. Đoàn Kim Thắng

Thời gian

thực hiện

Tháng 01-12/2018

Tổ chức

chủ trì đề tài

Viện Xã hội học

Mục tiêu nghiên cứu

  Mục tiêu tổng quát:

       

        Tìm hiểu vấn đề dịch vụ an sinh xã hội vùng ven đô Hà Nội, nhằm nâng cao, tăng cườngmở rộng việc bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống dịch vụ ASXH ở ven đô hiện nay.

       

  Mục tiêu cụ thể:

- Nhận diện các dịch vụ an sinh xã hội và cơ hội tiếp cận các dịch vụ An sinh xã hội của người dân ven đô;

- Sự tham gia của người dân đối với hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin…);

- Giải pháp nâng cao hệ thống dịch vụ an sinh xã hội vùng ven đô trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi. 

 

Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp nghiên cứu:

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan, phân tích và bình luận các dữ liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề an sinh xã hội vùng ven đô.

2. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu:

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan, phân tích và bình luận các dữ liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề an sinh xã hội vùng ven đô.

- Phỏng vấn sâu 15 trường hợp (lãnh đạo địa phương; cán bộ làm công tác Lao động, Thương binh và xã hội; hộ dân (khá, trung bình, nghèo) tại 1 xã ven đô nhằm bổ sung cho số liệu định lượng mà đề tài khai thác từ nguồn sẵn có.

- Đề tài sẽ sử dụng việc phân tích thứ cấp các số liệu từ các Điều tra của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ( 2010- 2014 và 2016) làm cơ sở xây dựng báo cáo của đề tài.

 

3. Địa bàn nghiên cứu: Vùng ven đô Hà Nội (Xã Tân Lập, huyện Đan Phượng và phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Tóm tắt kết quả/phát hiện chính của đề tài

(Tóm tắt các phát hiện/kết quả chính của đề tài, từ 01-1,5 trang, tương đương khoảng 600-1000 từ)

Có thể nhận thấy ASXH cho khu vực vùng ven hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào gia đình và cộng đồng. Gia đình hạt nhân hai thế hệ và gia đình mở rộng vẫn là chỗ dựa của các nhóm xã hội, đặc biệt là nhóm yếu thế hay dễ tổn thương. Các trợ giúp bên ngoài thường xuyên hay không thường xuyên, vẫn chỉ mang tính chất động viên, thăm hỏi hoặc trợ giúp phần nào các khó khăn của những gia đình cần được trợ giúp.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH, là trụ cột cơ bản của ASXH. Một hệ thống ASXH với các loại hình bảo hiểm đa dạng sẽ giúp bao phủ đến nhiều người dân với các nhu cầu khác nhau hơn. Tuy vậy, khi triển khai các chương trình bảo hiểm tại ven đô, vẫn còn rất ít loại hình bảo hiểm phù hợp với người dân, hoặc có song vẫn chưa đến được những người dân có nhu cầu. Trong lúc mạng lưới bảo hiểm chưa phủ hết trên diện rộng thì một vấn đề đặt ra là cần cải thiện các tổ chức, các bên liên quan.

 

Về mức đóng BHYT hiện nay vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau, nhưng có khá nhiều ý kiến cho rằng đối với người dân vùng ven đô (trong đó vừa là vùng nông thôn thuần túy, vừa là vùng nông thôn mới trở thành phường về cơ bản cư dân vẫn là dân nông nghiệp là chính) thì mức phí BHYT vẫn cao.

Một cản trở cần được nhắc đến trong việc mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội là các biện pháp thể chế hỗ trợ đã có thay đổi, nhưng còn những bất cập.

Trong hệ thống an sinh xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách ASXH, góp phần phát triển KT-XH của đất nước như tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ.

Kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trong những năm qua  đến năm 2017 ở thành phố nói chung và ven đô nói cho thấy, mặc dù đối tượng tham gia ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn rất chậm. Hơn nữa, chính sách BHXH tự nguyện là chính sách mới, vì vậy, mặc dù số thu năm sau có tỷ lệ cao hơn so với năm trước, nhưng số người tham gia so với lực lượng lao động còn đạt tỷ lệ rất thấp. Đây cũng là điểm yếu cần khắc phục để phát triển dịch vụ ASXH ở ven đô./.

 

Đoàn Kim Thắng

    Nội dung đang được cập nhật