Phương pháp nghiên cứu
|
- Phương pháp phân tích tài liệu
Tổng quan, phân tích các thông tin, số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến người hồi cư, người di cư và hoạt động khởi nghiệp của người hồi cư trong khoảng 15 năm trở lại đây (từ năm 2003 đến 2017).
- Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp
Sử dụng bộ số liệu thứ cấp của Nghiên cứu tác động của quyết định đi làm ăn xa trở về tới phát triển kinh tế - xã hội ở quê nhà của Viện Xã hội học với tổng số mẫu khảo sát là 272 hộ gia đình (1121 cá nhân) ở các tỉnh Hải Dương và Cần Thơ, Bắc Ninh để phân tích và xử lý thông tin thông qua phần mềm SPSS 20,0.
|
Tóm tắt kết quả/phát hiện chính của đề tài
|
Người đi làm ăn xa trở về cần tích cực hơn nữa trong việc chia sẻ những kinh nghiệm đi làm ăn xa của mình, cùng những kiến thức, kỹ năng mình có được từ nơi đến,gắn mình với cộng đồng quê hương nhằm cải thiện suy nghĩ, cũng như lối kinh doanh trước đây của người quê hương mình. Họ không nên thể hiện tính độc lập về kinh tế cùng với lối sối thương mại, kinh doanh buôn bán, với việc không gắn kết với nền kinh tế cộng đồng điều này sẽ phá vỡ tính cố kết cộng đồng vốn có nơi quê hương từ ngàn đời nay. Người đi làm ăn xa trở về cần giúp người dân tại quê hương mình kết hợp phương thức sản xuất kinh doanh, buôn bán từ kinh nghiệm của mình cùng những sản phẩm có được vùng quê mình, đẩy mạnh việc mở rộng thị trường buôn bán và các mối quan hệ xã hội. Cả vùng cần kết hợp tăng gia sản xuất từ những kinh nghiệm cũng như những kiến thức mà người đi làm ăn xa có được từ quá trình di cư của mình, đồng lòng kết hợp hỗ trợ nhau về vật chất cũng như tinh thần những lúc khó khăn nhằm cải thiện vấn đề phát triển kinh tế của cả vùng.
Cộng đồng cần phải hỗ trợ người di cư trong và sau quá trình họ đi làm ăn xa trở về, trong quá trình đi làm ăn xa nếu gia đình người hồi cư gặp khó khăn thì cộng đồng cần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc hoạn nạn, bởi sự cố kết cộng đồng như đã phân tích ở các phần trên rằng nó được thể hiện khá rõ nét trong quá trình khảo sát đại diện của cả ba vùng Hải Dương, Cần Thơ, Bắc Ninh, như vậy cộng đồng nơi người di cư sinh sống sẵn sàng hỗ trợ gia đình họ bất cư khi nào. Và sau quá trình đi làm ăn xa trở về, khi người hồi cư họ tự lập về kinh tế, lập nghiệp kinh doanh, cũng như cần sự hỗ trợ của các hộ gia đình chung vốn cùng lập doanh nghiệp thì lúc này sự cố kết cộng đồng cần được phát huy, như vậy những kinh nghiệm mà người đi làm ăn xa trở về có được cần sự chung tay góp sức của cộng đồng, họ nên khuyến khích các hoạt động làm ăn mới của người hồi cư mà không phản bác người hồi cư với những hoạt động kinh doanh sáng tạo mới, bởi chính những yếu tố này mới mang lại bộ mặt khác đối với kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế của cả vùng nói chung với những đóng góp từ người hồi cư mang lại mà chúng ta thấy được cho việc xây dưng cơ sở vật chất, đường, cầu, cơ sở văn hóa, và trường học, đồng thời những người không di cư cũng có thể lập nghiệp, hoặc kinh doanh buôn bán theo ngành nghề mà người đi làm ăn xa trở về kinh doanh, như vậy cũng thúc đẩy kinh tế của cả vùng phát triển. Với các yếu tố cản trở như hệ thống giao thông ở nông thôn còn khó khăn, việc tiếp cận vay vốn, hay thị trường kém, cùng những cạnh trong trong kinh doanh, thì cộng đồng cần chung tay góp sức, đẩymạnh kinh tế thì hệ thống giao thông mới được cải thiện, tạo các mối quan hệ xã hội để mở rộng thị trường ở trong nước và ra nước ngoài từ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cùng nhau tìm hiểu thông tin thị trường cũng như thị hiếu của họ cải thiện hoạt động kinh doanh của vùng, chứ không chỉ riêng người hồi cư quan tâm tới vấn đề này, mà cộng đồng cũng cần quan tâm, chia sẻ, những thông tin kiến thức về thị trường nói chung.
Cần nâng cao sự hỗ trợ về nguồn vốn đề người đi làm ăn xa trở về có đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch lập nghiệp tự chủ về kinh tế của mình, đồng thời như đã phân tich ở trên rằng người hồi cư họ khó được tiếp cận vay vốn để thực hiện công việc kinh doanh cũng như buôn bán của mình như vậy sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của hộ gia đình người hồi cư nói riêng và kinh tế của cả vùng nói chung. Vì vậy nhà nước mà trước tiếp là từ chính quyền tỉnh, chính quyền huyện chỉ đạo mà trực tiếp là chính quyền xã cần chủ động thông báo điều hành, huy động nguồn vốn giúp người dân có thể tiếp cạn với nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Bên cạnh đó chính quyền từ cấp tỉnh đến câp huyên, và cấp xã cần tạo điều kiện cung cấp thông tin về kinh doanh cũng như buôn bán, về vấn đề việc làm cũng như cơ cấu nghề nghiệp hiện nay để không chỉ những người đi làm ăn xa trở về mà còn có những người định cư có thể nắm vững được những kỹ năng thông tin cần thiết từ đó có thể thực hiện hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất, với những kinh nghiệm mà họ nắm được từ chính quyền địa phương.
|