Tóm tắt kết quả đề tài cơ sở 2024: Nhận thức, thái độ của người dân về Quyền Người tiêu dùng – Nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội.

03/12/2024

Loại đề tài:

Đề tài cấp cơ sở

Chủ nhiệm đề tài:

Ths. Trịnh Thị Phượng

Thời gian thực hiện:

12 tháng (1/2024-12/2024)

Tổ chức chủ trì:

Viện Xã hội học

Mục tiêu nghiên cứu:

  • Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của người dân đối với quyền người tiêu dùng liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, thông qua đó góp phần vào phát triển sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
  • Nhận diện các yếu tố xã hội liên quan đến nhận thức, thái độ của người dân về quyền người tiêu dùng trong lĩnh vực ATVSTP; 
  • Thông qua phân tích nội dung của đề tài, đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về quyền người tiêu dùng hiện nay.

Phương pháp

nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu sẵn có; Phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát trực tuyến qua internet với 214 bảng hỏi về chủ đề của đề tài tới những cá nhân từ 25-60 tuổi thông qua mạng xã hội như zalo, facebook, email, viber…, đây là phương pháp khảo sát phù hợp với sự thay đổi của xã hội trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ 4.0.

Tóm tắt kết quả/

phát hiện chính:

Kết quả nghiên cứu của đề tài Nhận thức, thái độ của người dân về quyền người tiêu dùng: nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội đã chỉ ra rằng hiện nay người dân hiểu biết về quyền của mình còn chưa cao. Chính sự hiểu biết chưa rõ ràng về quyền của mình nên người dân còn thiếu tính chủ động trong tiêu dùng khi gặp phải các sự cố về sản phẩm. Đa phần, người dân chấp nhận tổn thất về phía mình. Điều này không chỉ gây thiệt hại đối với người tiêu dùng mà còn không thể hiện tính trách nhiệm xã hội trong tiêu dùng. Giải pháp nâng cao nhận thức của người dân nhằm mục đích để người dân có hiểu biết sâu sắc quyền của mình trong tiêu dùng, đặc biệt khi gặp sự cố tiêu dùng. Khi nhận thức rõ về quyền và thẩm quyền luật pháp trong tiêu dùng, người dân không những bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội trong tiêu dùng. Sự thiếu kiến thức về khung pháp lý là rào cản lớn của người tiêu dùng trong việc sử dụng công cụ luật pháp bảo vệ quyền lợi của mình. Hệ thống giải pháp đưa ra gồm có giải pháp đối với các nhà quản lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công cụ luật pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nhóm giải pháp đối với hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức người tiêu dùng; nhóm giải pháp đối với các tổ chức xã hội trong truyền bá thông tin đối với người tiêu dùng về quyền của mình trong tiêu dùng.

 

Khuyến nghị (nếu có)

 

 

Các tin cũ hơn.............................

    Nội dung đang được cập nhật