I. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ phận Quản lý khoa học
1. Công tác quản lý khoa học
- Tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Viện trong xây dựng chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về nghiên cứu khoa học.
- Tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Viện trong tổ chức đăng ký, thẩm định, ký hợp đồng, triển khai thực hiện, quản lý tiến độ, kiểm tra định kỳ, nghiệm thu, đánh giá, thanh lý hợp đồng các hệ đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định và phân cấp quản lý.
- Tổ chức quản lý hồ sơ và cập nhật cơ sở dữ liệu về các công trình, dự án, đề tài các cấp do Viện Xã hội học thực hiện; tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Viện trong việc dự thảo các báo cáo định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học; thống kê số liệu về các công trình, đề tài, dự án do đơn vị thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức các sự kiện (hội nghị, hội thảo, tọa đàm,…) theo phân công của Lãnh đạo Viện.
2. Công tác thông tin - thư viện
- Lưu trữ và phổ biến các ấn phẩm nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm thuộc lĩnh vực xã hội học và các lĩnh vực nghiên cứu khác thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội ở Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là những vấn đề lý thuyết, phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu phát triển của Xã hội học ở trong và ngoài nước.
- Tiến hành các hoạt động nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của bạn đọc một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác.
- Xây dựng hệ thống thư mục tài liệu hoàn chỉnh về xã hội học và một số lĩnh vực liên ngành có liên quan, đáp ứng nhu cầu truy cập và khai thác thông tin phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo của Viện, và nhu cầu của bạn đọc.
- Xây dựng và bảo quản tốt hệ thống tư liệu trên giấy, ảnh, băng ghi âm, băng hình, phim tư liệu, tài liệu điện tử của ngành xã hội học.
- Xây dựng hệ thống mục lục tra cứu theo phương pháp truyền thống và hiện đại đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của bạn đọc.
- Giới thiệu tóm tắt chủ đề các ấn phẩm nghiên cứu như sách, tài liệu, các báo cáo khoa học thông qua hệ thống thư mục của Phòng.
-Tham gia các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về xã hội học và về nghiệp vụ công tác thông tin - thư viện; tổng quan tài liệu về các chủ đề nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các cá nhân, nhóm, tập thể nghiên cứu thuộc các Phòng và Trung tâm nghiên cứu của Viện và các đơn vị ngoài Viện Xã hội học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý kho tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ tra cứu, cung cấp thông tin cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, thường xuyên cập nhật các nguồn tài liệu và cơ sở dữ liệu.
- Tổ chức trưng bày các ấn phẩm và tài liệu nghiên cứu khi cần thiết để giới thiệu với độc giả những ấn phẩm nghiên cứu mới nhằm giúp người đọc đi sâu nghiên cứu và khai thác thông tin.
- Trao đổi thông tin về ấn phẩm nghiên cứu của Viện với các cơ sở, các Trung tâm thông tin, tư liệu, thư viện thuộc Viện Hàn lâm và các thư viện khác ở trong và ngoài nước nhằm làm phong phú thêm nguồn tài liệu của Viện.
- Quản lý, lưu giữ sách, báo, tạp chí, tư liệu, các báo cáo nghiên cứu theo nội quy Thư viện.
3. Công tác hợp tác quốc tế
- Tham mưu, giúp việc Lãnh đạo Viện trong xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm của đơn vị.
- Phối hợp, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục phục vụ hoạt động đoàn ra, đoàn vào của đơn vị theo quy định của pháp luật và quy định của Viện Hàn lâm.
- Giữ vai trò đầu mối kết nối với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu quốc tế, mở rộng mạng lưới cộng tác với các cơ quan và tổ chức quốc tế.
4. Quản lý về lao động, tài sản heo quy định của Nhà nước, của Viện Hàn lâm và Viện Xã hội học.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng.
II. Đội ngũ cán bộ :
1. ThS. Nguyễn Thị Thu Hường, Phụ trách
2. ThS. Lê Thị Hòa
3. ThS. Lê Thị Kim Dung
4. CN. Phan Thị Lan Anh