Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm nữ và nam thanh niên trong cơ cấu việc làm của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam bộ trong mẫu nghiên cứu chia theo các đặc trưng nhân khẩu học.
Việc làm trong ngành công nghiệp có sự tập trung chủ yếu ở các nhóm: nữ thanh niên từ 16-24 tuổi; nữ thanh niên tốt nghiệp THCS; nữ thanh niên dân tộc Kinh; nữ thanh niên không tôn giáo; nữ thanh niên ở nhóm hiện không có chồng; nữ và nam thanh niên ở xã An Thạnh.
Việc làm trong ngành công nghiệp ít tập trung ở các nhóm: nữ thanh niên từ 31-35 tuổi; nữ thanh niên chưa từng đi học; nam thanh niên dân tộc khác; nam thanh niên có tôn giáo; nam thanh niên hiện có vợ; nam thanh niên ở xã Vĩnh Hanh và xã An Hòa.
Việc làm trong ngành dịch vụ có sự tập trung chủ yếu ở các nhóm: nữ thanh niên từ 31-35 tuổi; nữ thanh niên chưa từng đi học; nữ thanh niên có tôn giáo; nữ thanh niên hiện có chồng; nữ và nam thanh niên ở xã An Hòa; nhóm nữ và nam thanh niên ở xã Vĩnh Hanh và nhóm nữ thanh niên ở xã Bình Hòa.
Việc làm trong ngành dịch vụ ít tập trung ở các nhóm: nữ thanh niên từ 16-24 tuổi; nam thanh niên tốt nghiệp tiểu học; nữ thanh niên không tôn giáo; nam thanh niên hiện có vợ; nam thanh niên ở xã Đa Lộc và xã Hòa Lợi.
Việc làm trong ngành nông nghiệp có sự tập trung chủ yếu ở các nhóm: nam thanh niên từ 31-35 tuổi; nam thanh niên tốt nghiệp tiểu học; nam thanh niên dân tộc khác; nam thanh niên có tôn giáo; nam thanh niên ở nhóm hiện có vợ; nam thanh niên ở xã Hòa Lợi và xã Đa Lộc.
Việc làm trong ngành nông nghiệp ít tập trung chủ yếu ở các nhóm: nữ thanh niên từ 25-30 tuổi; nữ thanh niên tốt nghiệp học nghề và trung cấp trở lên; nữ thanh niên dân tộc khác; nữ thanh niên không tôn giáo; nữ thanh niên hiện không có chồng; nữ thanh niên ở xã Bình Hòa; nam thanh niên ở xã An Thạnh; đặc biệt là không có nữ thanh niên trong mẫu nghiên cứu ở các xã An Thạnh và xã An Hòa không làm việc trong ngành nông nghiệp.
Việc làm chính là “Nông nghiệp” có tỷ lệ tập trung nhiều hơn ở các nhóm: “Dân tộc khác”, “Phật giáo”, “31-35 tuổi”, “Nam giới” và “Hiện có vợ/chồng”.
Việc làm chính là “Công nhân” có tỷ lệ tập trung nhiều hơn ở các nhóm: “THPT”, “THCS”; “Nữ giới”; “Dân tộc Kinh”; “Tôn giáo khác”; “16-24 tuổi”; “Hiện không có vợ/chồng” và “25-30 tuổi”.
Việc làm chính là “Buôn bán” có tỷ lệ tập trung nhiều hơn ở các nhóm: “Hơn trung bình”; “Chưa từng đi học”; “THPT”; “31-35 tuổi”; “Nữ” và “Hiện có vợ/chồng”.
Việc làm chính là “Phi nông nghiệp khác” có tỷ lệ tập trung nhiều hơn ở các nhóm: “Kém trung bình”; “Chưa từng đi học”; “Học nghề và Trung cấp trở lên”; “Nam”; “Phật giáo” và “Hiện có vợ/chồng”; “31-35 tuổi” và “Kinh”.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực làm việc “Tư nhân”, “Cá nhân tự làm một mình” và vị thế việc làm “làm công ăn lương”, “tự làm tự doanh” đang thu hút được nhiều nhất các thanh niên trong mẫu nghiên.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến cơ cấu việc làm của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam bộ, bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, gia đình, văn hóa, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, công nghiệp hóa, đô thị hóa và di cư.
|