Bùi Quang Dũng
Tóm tắt: Trong thập kỷ đầu tiên của thể kỷ 20, chủ nghĩa Mác phát triển mạnh mẽ trong phong trào xã hội chủ nghĩa châu Âu và đời sống khoa học xã hội, đặc biệt là kinh tế học và xã hội học. Sự phổ biến rộng rãi của học thuyết Marx lúc này thể hiện ở việc giới nghiên cứu hàn lâm muốn vận dụng quan điểm Mác-xít trong những lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy ảnh hưởng sâu sắc của quan điểm Mác-xít đối với sự phát triển của xã hội học với tư cách một cách nhìn mới về xã hội; và có lẽ không ở đâu mà nhận thức về tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác lại rõ rệt như ở nước Đức.
Bài viết giới thiệu về một phong trào triết lý và xã hội gắn liền với một nhóm học giả của trường Frankfurt; các học giả này đề xuất quan niệm chủ nghĩa Mác như là một lý thuyết phê phán, đối lâp với thực chứng luận. Nỗ lực của các nhà triết học trường Frankfurt nhằm đi sâu hơn vào nghiên cứu những cơ sở của lý luận Mác-xít và dựa vào đó tiến hành phê phán những tư tưởng mới nhất trong triết học và khoa học xã hội hiện đại.
Từ khóa: lý thuyết phê phán, thực chứng luận, trường Frankfurt
Tải bài viết
Các tin cũ hơn.............................
Viện Xã hội học long trọng Kỷ niệm 40 năm thành lập (1977-2017) cùng Hội thảo Khoa học: Hải Vân - 30 năm đổi mới và phát triển